Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng và làm thế nào để loại bỏ dứt điểm tình trạng này
Hôi miệng là hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu, thường gặp nhiều ở tất cả mọi đối tượng không phân biệt giới tính và độ tuổi. Vậy nguyên nhân gây ra hôi miệng là gì và có những cách chữa trị như thế nào thì cùng mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng, các nguyên nhân này thường chủ yếu đến từ :
1.Răng miệng
- Thức ăn còn sót lại trong miệng hoặc dính ở các kẽ răng sẽ bị vi khuẩn phân hóa, tạo mùi hôi.
- Lợi nướu, chân răng bị viêm, nhiễm trùng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây nên hôi miệng.
- Răng bị sâu tạo nhiều nơi trú ẩn và phát triển cho vi khuẩn, tăng khả năng tăng sinh và gây bệnh.
- Mảng bám nhiều ở chân răng tích tụ dẫn đến hôi miệng.
- Lưỡi bị viêm cũng như thức ăn thừa bám trên bề mặt lưỡi, các rãnh nứt là môi trường tốt cho môi trường phân hủy protein gây hôi miệng.
- Miệng khô khi lượng nước bọt giảm cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.

2. Các yếu tố khác
- Các bệnh lý về mũi xoang hay viêm họng, viêm amidan cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
- Thói quen ăn uống, sử dụng các thực phẩm có mùi như tỏi, hành, cà ri, các loại rau có mùi.
- Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, cà phê,…và thói quen hút thuốc khiến hơi thở có mùi.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Các cách chữa hôi miệng
1.Thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ và cẩn thận
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
- Sau mỗi bữa ăn cần làm sạch các kẽ răng, chân răng bằng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng.
- Cạo lưỡi thường xuyên để tránh tình trạng lưỡi bị đóng bựa, gây mùi khó chịu.
- Uống nước đầy đủ để tránh miệng bị khô.
- Khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời những trường hợp bị sâu răng hoặc các bệnh về răng miệng cũng như lấy cao răng thường xuyên.

Vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế hôi miệng
2.Khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng như viêm xoang, viêm họng; các bệnh lí về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng,…
3.Hạn chế các thức ăn có mùi, gây hôi miệng như đã đề cập ở trên. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế các chất uống có cồn, chất kích thích như bia rượu, cà phê.

Bổ sung nhiều rau và trái cây giúp hạn chế mùi hơi thở
5. Sử dụng các biện pháp dân gian
- Dùng lá ổi: nhai trực tiếp lá ổi đã rửa sạch rồi súc miệng sạch hoặc dùng nước lá ổi đun sôi để nguội súc miệng hằng ngày
- Dùng chanh: nhai kĩ vỏ chanh đã rửa sạch rồi súc sạch miệng hoặc dùng nước cốt chanh đánh răng.
- Dùng gừng: uống trà gừng không những có lợi cho sức khỏe mà nó còn giúp cho hơi thở thơm mát hơn.
- Dùng mật ong: pha mật ong với nước rồi ngậm hằng ngày giúp cải thiện hơi thở có mùi.
- Dùng dầu dừa: súc miệng kỹ bằng dầu dầu dừa giúp loại bỏ các mảng bám còn sót lại trên răng, cải thiện hơi thở và giúp răng trắng sáng hơn.
- Dùng trà xanh: uống trà sau khi ăn hoặc súc miệng bằng nước trà xanh giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ mùi hôi miệng.
- Dùng muối: pha muối với nước theo tỉ lệ thích hợp (hoặc bạn có thể mua nước muối sinh lí ở quầy thuốc) để dùng súc miệng hằng ngày giúp kháng khuẩn, chống sâu răng, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu được đâu là nguyên nhân gây nên hôi miệng, và những cách chữa hôi miệng hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà. Chúc các bạn sớm thành công.
Cùng tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại: https://happyteeth.vn